NHỮNG KIỂU MÁI PHỤ THUỘC VÀO KẾT CẤU CỦA NGÔI NHÀ
1. Mái bê tông
Nhược điểm của việc lợp ngói trên bê tông mái dốc dùng gờ xây hồ hoặc gạch thẻ mà không dùng mè thép:
Mái bê tông dán ngói:
- Dưới tác động của nhiệt độ (ánh mặt trời) về lâu dài độ giãn nở của ngói và lớp gờ hồ sẽ khác nhau, dẫn đến chúng không còn liên kết với nhau nữa. Trong điều kiện gió to, ngói sẽ trượt khỏi mái nhà.
- Tạo mè bằng hồ/gạch thẻ để dán ngói. Vì độ cao của những hàng mè này không bằng nhau nên ngói rất dễ vỡ khi bạn bước lên mái và sau khi lợp xong, mái sẽ khó phẳng tuyệt đối.
- Vì ngói chỉ được đặt và dán hồ lên mái mà không có vít gắn vào mè thép, khi có lốc xoáy hoặc gió to, ngói sẽ tuột khỏi mái.
Khắc phục nhược điểm của mái bê tông dán ngói GIALONG STEEL đã dùng cầu phong và mè móc ngói lên mái bê tông để lợp ngói. Trong trường hợp mái bê tông chưa đủ phẳng: Dùng cầu phong C7575 và TV3048. Trong trường hợp mái bê tông đã cán phẳng: Dùng cầu phong TS5010 và TV3048
Ưu điểm:
- Giảm khối lượng cho mái bê tông, các viên ngói liên kết bằng vít chứ chứ không dán cứng lên tấm bê tông nên co giãn tốt theo thời tiết.
- Chi phí lợp ngói giảm 30% so với dán ngói.
- Tính thẩm mỹ cao, mái ngói phẳng tuyệt đối
-
Hệ 2 lớp: Sử dụng giải pháp này khi bạn không sử dụng phần không gian áp mái, cần bố trí một hệ giằng bê tông trên đỉnh tường có cốt thép. Các vì kèo được gối trực tiếp lên hệ giằng bê tông. Khoảng cách giữa các giàn và lito sẽ tuỳ theo từng trường hợp cụ thể vào tấm lợp, chủng loại ngói…..
Bạn có thể tham khảo khung kèo thép mạ trọng lượng nhẹ hệ 2 lớp của GIA LONG STEEL. Khung kèo này là một tổ hợp giữa các thanh TC75.75 được chế tạo thành một vì kèo liên kết bằng vít tự khoan cường độ cao. Được định vị vào dầm bê tông bằng pad liên kết, Buloong nở hay Buloong đạn với kích thước M100x120mm hoặc M120x150mm. Các vì kèo được liên kết với nhau bằng các thanh giằng bụng. Phần lợp ngói sẽ được bắt đòn tay (lito) TS40.48 bằng vít tự khoan cường độ cao. Khoảng cách các thanh đòn tay tuân thủ theo các tiêu chuẩn ngói lợp (Khoảng 320mm - 370mm), hệ giàn thép mạ trọng lượng nhẹ mang lại sự chắc chắn, bền vững cho công trình.
Hệ 3 lớp: sử dụng hệ thống xà gồ, cầu phong, lito( rui mè tuyền thống). Sử dụng giải pháp này khi bạn cần tận dụng không gian phần mái. Bạn có thể tham khảo khung kèo thép mạ trọng lượng nhẹ của Euro Truss hệ 3 lớp.
3. Mái khung giàn phẳng với vật liệu tre, gỗ ,thép:
Là những dạng mái sử dụng kèo, vì kèo, tường thu hồi… chịu lực cùng các lớp kết cấu khác (tuỳ loại vật liệu lợp mái). Mái ngói có các lớp kết cấu: Vì kèo, hoành, rui, mè (hoặc vì kèo, xà gồ, cầu phong, litô), mái tôn có các lớp: vì kèo, xà gồ… Loại mái này dễ tháo lắp các cấu kiện.
Mái khung thường được sẽ được sử dụng trong những thiết kế của khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng nhằm đem đến cảm giác ấm cúng và mát mẻ cho du khách trong quá trình sử dụng.
Kiểu mái khung giàn thường không được phổ biến trong việc thiết kế mái nhà ở, đặc biệt là thiết kế mái của biệt thự do những yêu cầu về tải trọng khá thấp.
Ngoài ra còn có loại mái có kết cấu đặt biệt.